“Úc có cho 2 quốc tịch không?” Câu hỏi của rất nhiều người Việt Nam mong muốn trở thành công dân Úc trong tương lai. Việc sở hữu 2 quốc tịch khi định cư Úc sẽ mang lại nhiều lợi thế cho công dân và cả gia đình. Để giải đáp được câu hỏi trên, cùng tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây.
I/ Nước Úc có cho 2 quốc tịch hay không?
Theo luật quốc tịch Úc năm 2002, chính phủ Úc có cho 2 quốc tịch khác nhau. Hay còn gọi là tình trạng song tịch hoặc đa tịch. Hiện tại, Việt Nam và Úc cho phép công dân của mình có thể mang cùng lúc quốc tịch Việt Nam và quốc tịch Úc nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Chính phủ 2 nước.
II/ Điều kiện để sở hữu song tịch Việt Nam – Úc
Để sở hữu song tịch Việt Nam và Úc, công dân cần thỏa mãn 2 điều kiện dưới đây:
- Công dân Việt Nam đang sinh sống tại Úc có giấy tờ chứng minh mình có quốc tịch Việt Nam và chưa làm thủ tục từ bỏ quốc tịch.
- Công dân Việt Nam đang sinh sống tại Úc nhưng vẫn có nhà ở hợp pháp tại Việt Nam gồm nhà thuộc sở hữu của mình hoặc nhà ở cho thuê, mượn hoặc do người thân bảo lãnh.
III/ Hai quốc tịch là gì?
Hai quốc tịch là tình trạng pháp lý của công dân có cùng lúc hai quốc tịch khác nhau. Đây là tình trạng pháp lý đặc biệt bởi vì mỗi người khi sinh ra thường chỉ có một quốc tịch. Người có hai quốc tịch có rất nhiều vấn đề phức tạp cho cả bản thân và các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia mà bạn có quốc tịch.
Một số nguyên nhân khi bạn có hai quốc tịch như do có sự xung đột pháp luật về quốc tịch của các quốc gia, bạn đã nhập quốc tịch mới mà chưa từ bỏ quốc tịch cũ, trẻ em sinh ra mà bố mẹ có quốc tịch khác nhau…
Hiện nay, trong các quan hệ quốc tế đa phương, việc ký kết các hiệp ước quốc tế là một trong những biện pháp hiệu quả để hạn chế tình trạng song tịch, đa tịch. Khi ký kết, các quốc gia có thể thỏa thuận và đưa ra nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu vào nội dung của điều ước. Theo các thỏa thuận và nguyên tắc này, người có 2 quốc tịch của hai nước sẽ chỉ được coi là công dân nước mà họ thực chất gắn bó nhất nếu trong một thời gian họ không lựa chọn cho mình quốc tịch của một trong hai nước.
IV/ Lợi ích của việc có 2 quốc tịch
Việc nước Úc có cho 2 quốc tịch sẽ giúp cho cả bản thân và gia đình bạn có nhiều quyền lợi như:
1. Khả năng di chuyển
Nếu một hộ chiếu không cho phép bạn đi du lịch đến bất kỳ quốc gia nào thì hộ chiếu thứ hai sẽ giúp bạn dễ dàng di chuyển tới các quốc gia bị hạn chế. Khi sở hữu hai hộ chiếu, bạn có thể không cần xin visa du lịch mà có thể mở rộng các quốc gia mình có thể tới hơn nữa.
2. Cơ hội kinh doanh
Sở hữu hai quốc tịch giúp bạn mở rộng ra nhiều cơ hội kinh doanh, phát triển kinh tế. Ký kết các giao dịch kinh doanh quốc tế. Việc nước Úc có cho 2 quốc tịch là cơ hội để bạn tiếp cận được cả hai thị trường trong và ngoài nước.
3. Tối ưu thuế
Một số quốc gia như Úc cung cấp các luật thuế với nhiều thuận lợi có thể mang đến quyền lợi cho bạn và doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên, một số quốc gia cũng áp dụng hiệp định đánh thuế hai lần và tăng vốn nhưng tối ưu hóa thuế sẽ giúp bạn quản lý tài sản của mình tốt hơn.
4. Được quốc gia bảo vệ
Sở hữu hai hộ chiếu từ các quốc gia ổn định sẽ giúp bạn cảm thấy an toàn hơn. Trong trường hợp có bất kỳ sự bất ổn nào về chính trị, xã hội tại quốc gia này. Bạn vẫn còn được bảo hộ bởi quốc gia thứ hai.
5. Nâng cao chất lượng sống
Việc nâng cao chất lượng sống được rất nhiều quốc gia phát triển tối ưu, trong đó có cả Úc. Sở hữu hộ chiếu ở quốc gia phát triển, bạn và gia đình sẽ được tiếp cận vào các hệ thống giáo dục, chăm sóc sức khỏe tốt nhất thế giới. Bằng cách sở hữu hai quốc tịch, gia đình bạn cũng sẽ có giá trị cao hơn khi tiếp cận các cơ hội tốt ở một quốc gia khác.
V/ Việt Nam cho phép có 2 quốc tịch trong điều kiện nào?
Việt Nam cho phép có 2 quốc tịch trong 3 điều kiện dưới đây.
1. Theo luật quốc tịch
Theo quy định Khoản 2, Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam. Công dân Việt Nam khi định cư nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn là quốc tịch Việt Nam.
2. Các trường hợp nhập quốc tịch Việt Nam không phải thôi quốc tịch nước ngoài
Theo các khoản 2, 3, Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam thì những công dân dưới đây, trong các trường hợp đặc biệt. Nếu được Chủ tịch nước Việt Nam cho phép nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài:
- Là chồng, vợ, mẹ đẻ, cha đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam.
- Công dân có công đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
- Người có công, có lợi cho Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Điều 9 Nghị định số 16/2020 NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam quy định các công dân đặc biệt xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài là trường hợp đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Công dân đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo Luật Quốc tịch Việt Nam.
- Công dân có công đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Việc nhập quốc tịch đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài cũng có lợi cho Việt Nam.
- Xin giữ quốc tịch nước ngoài của công dân đó khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài.
- Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của công dân đó ở nước ngoài bị ảnh hưởng.
- Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.
3. Giữ quốc tịch nước ngoài và xin trở lại quốc tịch Việt Nam
Theo quy định khoản 5, Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam. Công dân được trở lại quốc tịch Việt Nam phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những công dân sau đây, trong trường hợp đặc biệt nếu được Chủ tịch nước Việt Nam cho phép:
- Công dân là chồng, vợ, mẹ đẻ, cha đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam.
- Công dân có công đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Người có công, có lợi cho Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Theo quy định tài Điều 14, Nghị định số 16/2020 NĐ-CP thì công dân xin trở lại quốc tịch Việt Nam thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 5 điều 23. Nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới thì được coi là trường hợp đặc biệt để trình Chủ tịch nước xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài:
- Công dân có đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.
- Xin giữ quốc tịch nước ngoài của công dân đó khi trở lại quốc tịch Việt Nam phù hợp với pháp luật của nước ngoài.
- Thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của công dân đó ở nước ngoài bị ảnh hưởng.
- Người không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức cá nhân, xâm hại an ninh và lợi ích quốc gia. Trật tự, an toàn và xã hội của Việt Nam.
Trên đây là những thông tin quan trọng để giải đáp cho câu hỏi: “Úc có cho 2 quốc tịch không?”. Hy vọng qua bài viết của NewOcean IMMI, bạn đã có thêm cho mình những kinh nghiệm khi định cư Úc. Để tìm hiểu về hồ sơ định cư Úc cũng như quy trình trở thành công dân Úc. Liên hệ với các đơn vị tư vấn di trú có kinh nghiệm để được hỗ trợ.