Theo báo VnExpress đưa tin, Tổng thống Donald Trump ký các sắc lệnh hành pháp nhằm gia hạn hỗ trợ tài chính cho hàng chục triệu người Mỹ bị mất việc làm do Covid-19. Đây là một trong những sắc lệnh tạo động lực cho người dân Mỹ quay lại làm việc.
Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh gia hạn cứu trợ kinh tế do Covid-19
Chúng ta đã có sắc lệnh và chúng ta sẽ cứu việc làm của người Mỹ, cấp viện trợ cho lao động Mỹ”, Tổng thống Donald Trump nói trong cuộc họp báo ở câu lạc bộ golf tại Bedminster, bang New Jersey, hôm 8/8 sau khi ký các sắc lệnh hành pháp.
Theo Trump, một trong các sắc lệnh then chốt sẽ cấp thêm 400 USD/tuần cho khoản trợ cấp thất nghiệp của người Mỹ, ít hơn so với mức 600 USD/tuần được thông qua trước đó.
“Đây là số tiền họ cần, họ muốn. Sắc lệnh này tạo động lực cho họ quay lại làm việc”, Trump nói, thêm rằng 25% trong số đó sẽ do các bang chi trả, những nơi ngân sách vốn đã chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch.
Một sắc lệnh khác của Trump liên quan đến việc tạm dừng thu thuế tiền lương, khoản tiền được dùng để chi trả cho an sinh xã hội và các chương trình liên bang khác. Trump từng nhiều lần nêu ra đề xuất này nhưng bị nghị sĩ cả hai đảng bác bỏ. Ông nói rằng việc đình chỉ thu thuế sẽ chỉ áp dụng cho những người có thu nhập dưới 100.000 USD/năm.
Ngoài ra, các sắc lệnh của Trump cũng ngăn chặn khả năng người thuê nhà bị đuổi khỏi những căn nhà cho thuê được trợ cấp tài chính liên bang và gia hạn lãi suất 0% với các khoản vay dành cho sinh viên do liên bang trợ cấp.
Một số biện pháp trên có thể đối mặt thách thức pháp lý do Hiến pháp Mỹ trao quyền cho quốc hội về chi tiêu liên bang.
Các sắc lệnh hành pháp được Trump ký sau khi đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ không đạt đồng thuận về gói kích thích mới. Đảng Dân chủ đề xuất gói kích thích 3.000 tỷ USD, nhưng đảng Cộng hòa đề xuất 1.000 tỷ USD. Đảng Cộng hòa cho rằng các khoản cứu trợ cao hơn không khuyến khích những người Mỹ thất nghiệp cố gắng trở lại làm việc.
Với tỷ lệ thất nghiệp hai con số, các doanh nghiệp bị gián đoạn hoạt động do quy định giãn cách xã hội và tình hình dịch bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm, nhiều người Mỹ phải sống dựa vào các biện pháp cứu trợ được quốc hội thông qua trước đó, nhưng hầu hết đã hết hạn vào tháng 7. Trump nói rằng việc ông không chờ quốc hội mà ký sắc lệnh hành pháp đồng nghĩa tiền cứu trợ sẽ được “phân phối nhanh chóng”.
Những chính sách của Tổng thống Donald Trump để đối phó với dịch Covid-19
Thời gian gần đây, chính quyền Tổng thống Trump đã thông qua các gói ngân sách và hàng loạt các biện pháp khác nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh. Trong đó đáng chú ý là việc ngày 20/3 vừa qua, ông tuyên bố kích hoạt Đạo luật Sản xuất quốc phòng, sau khi hồi đầu tuần ông nói sẽ thực hiện biện pháp này, dù về cơ bản đã để ngỏ phương án nói trên cho tới khi thực sự cần thiết. Quyết định này cho phép Chính phủ Mỹ đẩy nhanh hoạt động sản xuất khẩu trang, máy thở, bộ thông gió cũng như các thiết bị cần thiết khác để chống lại dịch bệnh COVID-19.
Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, người lao động nghỉ ốm được tiếp tục trả lương, mức bảo hiểm thất nghiệp bọt bèo được tăng lên, người không có bảo hiểm y tế được trợ cấp để chạy chữa một số bệnh nhất định. Xét nghiệm dịch bệnh được tiến hành miễn phí cho tất cả những ai muốn được xét nghiệm. Ông Trump khẳng định sẽ không bao giờ để công dân Mỹ phải chịu thiệt thòi. Chính vì những lí do trên, vì sao nhiều người vẫn muốn biến giấc mơ định cư Mỹ của mình trở thành sự thật. Trong đó có người Việt Nam.
Một trong những lý do quan trọng nhất khiến nước Mỹ trở thành một “miền đất hứa” của những người nhập cư là quyền tự do và bình đẳng. Tại Mỹ, quyền con người luôn được đề cao nhất. Ở đây, mọi công dân đều được đối xử công bằng như nhau dù là người bản địa hay là người nhập cư. Đây là một trong những lý do đầu tiên khiến nhiều người muốn định cư Mỹ. Nếu bạn muốn tìm một nơi để định cư, hãy nhớ rằng nơi tốt nhất thường là nơi đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất. Và nước Mỹ là một trong số đó.
Nếu quý vị có vấn đề cần giải đáp, vui lòng liên hệ với NewOcean IMMI qua Hotline: (Hà Nội) 096.456.0066 / (Hồ Chí Minh) 096.672.1155 để được tư vấn và trao đổi cụ thể.