Mặc dù phải đối mặt với những thách thức ở cấp độ trong nước cùng với bối cảnh toàn cầu đang biến đổi nhanh chóng. Nền kinh tế Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất và quan trọng nhất trên thế giới. Với những chính sách tối ưu từ chính phủ. Hoa Kỳ luôn giữ vững được vị trí là một nền kinh tế có tầm ảnh hưởng rộng lớn. Để xứng tầm vị thế của mình, dưới đây là 7 lý do giúp nền kinh tế Mỹ dẫn đầu có thể bạn chưa biết.
1. Nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế dịch vụ
Sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nước là đặc trưng của nền kinh tế Mỹ. GDP đánh giá chất lượng và sản lượng đầu ra đều được tạo bởi sức lao động, trí tuệ của Mỹ. Mỹ là nhà sản xuất lớn thứ hai trên thế giới và dẫn đầu trong các ngành công nghiệp có giá trị cao hơn như ô tô, hàng không vũ trụ, máy móc, viễn thông và hóa chất. Theo báo cáo từ Bộ Thương mại Mỹ ngày 27/10 cho thấy tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước này đạt mức tăng trưởng niên hoá 2,6% trong quý 3/2022.
Phần lớn sự phát triển này đến từ việc chính phủ cân bằng lại nhập khẩu và xuất khẩu. Với lượng hàng nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống vì người tiêu dùng chuyển từ xu hướng mua sắm trong thời kỳ đại dịch sang chi nhiều hơn cho các dịch vụ nhà hàng và du lịch khi nền kinh tế trở lại. Một số dịch vụ khác như bán buôn, bán lẻ, nghệ thuật, giải trí, chăm sóc y tế và các thực phẩm khác về dịch vụ và đồ uống. Trong đó, ngành tài chính, bảo hiểm, bất động sản, cho thuê và cho thuê đóng góp giá trị cao nhất vào GDP của Hoa Kỳ ở mức 21% (Năm 2021).
Chính quyền địa phương, tiểu bang và liên bang chiếm phần còn lại chỉ từ 12,4% GDP. Những khu vực phát triển kinh tế mạnh nhẽ như tài chính, dịch vụ chuyên nghiệp, kỹ thuật và hoa học, chế tạo các sản phẩm bền vững trong đó có máy tính, đồ điện tử, bất động sản và chăm sóc ý tế.
Mỹ đã nhập khẩu tổng cộng 3.387,7 tỷ USD hàng hóa từ nước ngoài vào năm 2021. Riêng trong tháng 12 năm 2021, Mỹ đã nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trị giá 308,9 tỷ USD. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu ô tô, máy tính, thuốc đóng gói, thiết bị phát sóng và dầu thô. Những quốc gia xuất khẩu nhiều nhất vào Mỹ là Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Canada, Mexico…
Mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Mỹ là Dầu mỏ ($ 58,4 tỷ), Dầu thô ($ 52,3 tỷ), Ô tô ($ 47,6 tỷ), Mạch tích hợp ($ 44,2 tỷ) và Khí dầu mỏ ($ 34,7 tỷ), xuất khẩu chủ yếu sang Canada ($ 218 tỷ), Mexico ($ 196 tỷ), Trung Quốc ($ 122 tỷ), Nhật Bản ($ 63,1 tỷ) và Đức ($ 59,2 tỷ).
2. Nền kinh tế Mỹ là thị trường tự do
Với một quốc gia có “Chủ nghĩa tự do cá nhân” lớn thì nền kinh tế thị trường tự do cũng là cách để người Mỹ khích lệ cá nhân, chống lại sự trung trung quyền lực vào một phía. Trên thị trường tự do này, việc quyết định sản xuất cái gì và ở một mức giá ra sẽ được đưa ra thông qua các hoạt động mua bán tự do. Đây là một trong những lý do quan trọng hấp dẫn người dân cũng như các nhà đầu tư khắp thế giới hướng tới việc định cư Mỹ.
Những người mua và người bán hoàn toàn tự chủ và độc lập. Có lúc chỉ là một bộ phần người nhưng có lúc lại là hàng triệu người chứ không phải do chính phủ Hoa Kỳ hay do lợi ích cá nhân của những người cầm quyền. Giá cả sẽ được tạo ra bằng cách phản ánh tốt nhất giá trị của dịch vụ và hàng hóa. Đồng thời là lối chỉ đường tốt nhất để các nhà sản xuất đưa ra những sản phẩm đang có nhu cầu cao trên thị trường. Tất cả các công ty và toàn bộ ngành công nghiệp đều đi theo xu hướng này.
3. Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm phần lớn nền kinh tế
Theo thống kê của Cơ quan quản lý các công ty nhỏ tại Hoa Kỳ cho biết. Trong gần 26 triệu công ty thì đa số là các công ty nhỏ và vừa chiếm đến 97,5%. Các công ty này chiếm một nửa GDP và tạo ra đến 80% tổng số việc làm mới trong một thập kỷ qua.
Lý do dẫn đến điều này bởi các công ty nhỏ có thể thích ứng với các điều kiện kinh tế khác nhau. Và những nhu cầu của khách hàng, họ cũng có thể thay đổi nhanh chóng thông qua các giải pháp sáng tạo nhằm giải quyết vấn đề trong khâu sản xuất.
4. Chính phủ có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Mỹ
Chính phủ Hoa Kỳ có vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế. Đây là một trong những lý do khiến nền kinh tế Mỹ phát triển trong suốt hàng thập kỷ. Một bộ phận người dân Mỹ muốn chính phủ đảm nhận một vài nhiệm vụ đặc biệt nào đó trong nền kinh tế Hoa Kỳ bởi hệ thống luật pháp Mỹ tạo ra một cơ sở tốt để vận hành các hoạt động kinh doanh và sản xuất.
Tuy nhiên, tầm quan trọng của sở hữu tư nhân phù hợp với niềm tin vào tự do cá nhân của nước Mỹ. Vì vậy, ngay từ khi giành được độc lập, người Mỹ luôn tìm cách hạn chế quyền lực của chính phủ thông qua các kế hoạch cá nhân. Kể cả vai trò trong giải quyết các vấn đề về kinh tế – xã hội. Cuối cùng, đa số người Mỹ cho rằng sở hữu tư nhân là hình thức ưu việt và tốt hơn so với sở hữu nhà nước trong việc tạo ra các sản lượng kinh tế cao và tốt.
5. Chính sách kinh tế vĩ mô của Hoa Kỳ
Cục dự trữ liên bang và ngân hàng trung ương độc lập của Mỹ quản lý một lượng cung tiền và sử dụng tín dụng. Đây là một trong những chính sách tiền tệ nằm trong chính sách kinh tế vĩ mô của nền kinh tế Mỹ hiện nay. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ và quốc hội đều điều chỉnh chi tiêu ngân sách và chi tiêu thuế.
Chính quyền liên bang có vai trò cực kỳ quan trọng. Tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh kinh tế của Mỹ và nâng cao tỷ lệ người lao động. Đặc biệt là phải duy trì được một mức giá chung ổn định. Và một gánh nặng thuế phù hợp có thể quản lý được.
6. Thu hút đầu tư nước ngoài
Theo số liệu từ Cơ quan Nghiên cứu Phục vụ Quốc Hội (CRS). Nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 10% tổng tài sản của nước Mỹ bao gồm trái phiếu, cổ phiếu công ty và cổ phiếu của chính phủ. Họ cũng đầu tư trực tiếp vào các công ty sản xuất thiết bị và bất động sản Mỹ.
Cũng theo CRS thông báo, các dòng vốn đầu tư từ nước ngoài đổ vào Mỹ có tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước Mỹ và cao hơn rất nhiều so với các quốc gia khác trên thế giới. Lý giải được điều này, Trung tâm nghiên cứu chỉ ra rằng là do tính ổn định của nền kinh tế Mỹ và do hệ thống tài chính của Mỹ đã phát triển ở trình độ cao.
Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế cũng cho rằng, đây là một thách thức vì các dòng vốn đầu tư nước ngoài khổng lồ và sự phụ thuộc quá lớn vào dầu mỏ.
7. Các lý do khác thúc đẩy nền kinh tế Mỹ
Ngoài những lý do trên, Hoa Kỳ còn có một số lý do khác để thúc đẩy nền kinh tế phát triển và hùng mạnh như:
- Dẫn đầu các quốc gia về công nghệ: “Thung lũng Silicon” là một trong địa điểm nổi tiếng mà bất kỳ dân công nghệ nào cũng biết tới. Mỹ chính là quốc gia sở hữu khu vực nổi tiếng này. US Trust cũng khẳng định, Mỹ là nhà của hầu hết các trang mạng xã hội hàng đầu thế giới. Đồng thời, Mỹ cũng là nước chi tiêu cho phát triển công nghệ vượt xa các quốc gia khác.
- Quy tụ những trường Đại học tốt nhất trên thế giới: 5 trong 10 trường Đại học tốt nhất thế giới năm 2021 đều thuộc Hoa Kỳ theo đánh giá QS World University Rankings. Đặc biệt, Hoa Kỳ cũng đầu tư cho giáo dục với một chi phí khổng lồ nhằm thu hút tất cả các tài năng từ mọi quốc gia đến với nước này để phục vụ và phát triển tại đây.
- Sở hữu những thương hiệu hàng đầu thế giới: Trong bảng xếp hạng toàn cầu Kantar BrandZ năm 2022, 7 trên 10 các thương hiệu hàng đầu thế giới đều xuất phát từ Hoa Kỳ như Apple, Google, Amazon, Facebook…
- Mỹ dữ trữ lượng dầu mỏ cực kỳ khổng lồ: Theo báo cáo mới đây của Statista, sản lượng dầu của Hoa Kỳ đạt khoảng 711 triệu tấn vào năm 2021, giảm nhẹ so với năm trước. Từ năm 1998 đến năm 2021, các con số đã tăng 343 triệu tấn và đạt đỉnh gần 750 triệu tấn vào năm 2019.
Với những điểm nổi bật nền kinh tế Mỹ ở trên, chắc chắn đây là một trong những điểm nổi trội giúp bạn dễ dàng lựa chọn quốc gia để sinh sống, mở rộng kinh doanh và định cư lâu dài. NewOcean IMMI với kinh nghiệm gần 20 năm trong lĩnh vực tư vấn định cư Mỹ sẽ giúp bạn thẩm định và chuẩn bị bộ hồ sơ định cư hoàn hảo nhất.